"Bóng đè" là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không có tổn thương thực thể, thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể su...

05:05 by Minh Nguyễn
"Bóng đè" là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không có tổn thương thực thể, thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, "yếu bóng vía", có dấu hiệu bệnh tim mạch… Người thường xuyên uống bia, rượu, các chất kích thích cũng có thể dễ bị bóng đè hơn.


Nguyên nhân của hiện tượng này là thiếu ngủ. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, chu kỳ giấc ngủ của bạn sẽ gặp trục trặc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, nếu gia đình từng có người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, bạn cũng phải đối mặt với nguy cơ gặp "bóng đè".

1. Cảm giác giống như vừa sống dậy sau khi chết


Những người từng bị hiện tượng này đều mô tả lại tương tự: "Nó giống như bạn vừa sống lại sau cái chết. Tuy thần trí vô cùng tỉnh táo nhưng cơ thể thì không còn là của bạn nữa - giống như là bạn đang bị mắc kẹt trong chính cơ thể mình" Michael Breus, Tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng và nghiên cứu sinh của America Academy Of Sleep Medicine thuật lại.

2. Còn đáng sợ hơn cả ác mộng.


Khi bạn ngủ say, não bộ sẽ để các cơ bắp thả lỏng và gần như là tê liệt được gọi là Atonia. Atonia giúp cơ thể chúng ta được an toàn, tránh tứ chi của bạn múa may lung tung giống như trong giấc mơ, làm tổn thương thân thể. 

Đôi khi xảy ra trường hợp chứng rối loạn hành vi, Atonia không giúp các cơ bắp thả lỏng dẫn đến "Mộng Du". Đó là lý do tại sao có những người di chuyển, chạy nhảy khắp nơi nhưng lại hoàn toàn không biết gì khi thức giấc.

Trong tình trạng bóng đè, Atonia vẫn đang làm tốt nhiệm vụ trong khi não bị đánh thức và đôi mắt bắt đầu mở, Breus giải thích. Người bị đè trở nên cảnh giác trong trạng thái ý thức mơ hồ nhưng lại không cử động hay nói chuyện được. tuy vậy, hơi thở sẽ không bị ảnh hưởng, thường sẽ có cảm giác tức ngực và khi thức giấc sau hiện tượng bóng đè sẽ thở hổn hển để lấy một hơi thở sâu.
Tình trạng bóng đè có thể xảy ra khoảng từ 20 giây đến vài phút.

3. Nó diễn ra khi bạn đang ngủ say hoặc lúc gần tỉnh.


Bóng đè xảy ra ở một trong hai giai đoạn của giấc ngủ. Một là khi cơ thể đang đi vào giấc ngủ sâu, nhưng lại xảy ra sự cố trong quá trình đó làm cho bạn bị bóng đè sẽ gọi là hypnagogic. Còn khi nó xảy ra khi chúng trong giai đoạn gần tỉnh dậy sẽ gọi là hypnopompic. Nhưng không may là tại sao lại xảy ra sự cố trong hai quá trình này để dẫn đến hiện tượng bóng đè thì vẫn chưa giải thích được.

4. Bóng đè có thể liên quan đến ảo giác.


Không giống những hình ảnh trong giấc mơ, những ảo giác này xảy ra khi thần trí bạn hoàn toàn tỉnh táo và đôi mắt đã mở. và hiện tượng ảo giác thị giác, thính giác này tương đối hiếm, Breus nói.
Mọi người thường rất sợ hiện tượng ảo giác này do cơ thể không thể cử động được.

5. Bạn không thể tự thức dậy



Những người từng bị bóng đè kể là họ vẫn có thể cử động được ngón chân, ngón tay, hay cơ mặt nhưng để thức dậy thì không. "Cơ địa mỗi người đều khác nhau và chúng ta không thể lừa mẹ thiên nhiên - sẽ không có cách nào bạn tự thức được, chỉ có thể chờ nó qua đi thôi"

6. Bóng đè là hiện tượng tự nhiên và ai cũng có thể rơi vào trạng thái đó.



Những khi chúng ta đi ngủ, luôn có nhiều khả năng rơi vào trạng thái bóng đè. Nhưng mức độ nghiệm trọng và mức độ nhận thức của mỗi ng thì lại rất khác nhau. hầu hết chúng ta chỉ bị 1 vài lần trong đời và nó cũng hết sức ngẫu nhiên chứ không có kinh nghiệm cụ thể cho các trường hợp.
Nhưng nó hầu hết xảy ra ở người lớn hoặc những người có tiền sử bệnh tâm thần
bóng đè. Một nghiên cứu cho thấy sinh viên và bệnh nhân tâm thần có tỉ lệ bị cao nhất

7. Có thể liên quan đến việc mất ngủ


Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mất ngủ, ít ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ lạc vào tình trạng bóng đè rất cao.

8. Và thật sự là nó không có nguyên nhân rõ ràng.


Căng thẳng, trầm cảm hay uống thuốc kê đơn của bác sĩ, gen di truyền đều có thể gây ra tình trạng bóng đè. nhưng không có bất kì nghiên nào giải thích được lý do thích đáng và nó cực kì khó chịu cho những ai từng bị.

9. Nghiêm túc mà nói thì con người cũng đã dành hàng thể kỉ để giải thích hiện tượng này


Tài liệu của bóng đè có thể được tìm thấy trong các văn bản y tế Ba Tư có niên đại từ thế kỷ thứ 10. Các quan sát lâm sàng đầu tiên đã được thực hiện bởi một bác sĩ người Hà Lan vào năm 1664, một người phụ nữ 50 tuổi được chuẩn đoán mắc chứng  "Ác - mộng." Nó được cho là gây ra bởi những con quỷ. Cho đến thế kỷ thứ 19, nó được gọi là "giấc ngủ bại "và cuối cùng là " bóng đè "trong các văn bản y tế.

10. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy nó sẽ giết được bạn.


"Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bóng đè là không nguy hiểm," Breus nói. "Nó không gây ra thiệt hại vật chất cho cơ thể và không có trường hợp tử vong lâm sàng được biết cho đến nay." Trong khi có một số lý giải văn hóa đáng sợ trên thế giới, chúng được xây dựng để răn đe, hù dọa mọi người.

Làm thế nào để hết bóng đè


Một số người khi bị bóng đè đã rất lo lắng vì trạng thái khó thở, không cử động được. Vì vậy, họ khắc phục theo cách dân gian đặt dao kéo, tượng Phật, cây thánh giá… trên đầu giường nhưng đó chỉ cách trấn an tâm lý, không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Có nhiều cách để phòng và hạn chế các cơn bóng đè như không đọc loại truyện ma quỷ, kiếm hiệp trước khi ngủ. Cách tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, tham gia các hoạt động giải trí... Ngoài ra, bạn có thể trau dồi kiến thức để tăng khả năng thích nghi với cuộc sống, giảm đi các áp lực trong công việc.

Điều quan trọng nữa là trước mắt, người bị bóng đè nên thay đổi tư thế nằm ngủ thật thoải mái: nằm nghiêng phải, chân hơi co, tay duỗi, làm cho toàn bộ cơ bắp chùng giãn, đầu không vẹo lệch. Ngoài ra, khi ngủ nên mặc quần áo rộng rãi để tránh gò bó cơ thể, phòng ngủ cần thoáng khí.

Nếu tình trạng bóng đè vẫn liên tiếp tái diễn, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác.

==================================================================

  • Truy cập : http://www.infobeauty.net để biết thêm nhiều tin tức làm đẹp, nhật ký làm đẹp.
  • Truy cập : http://doncam.net.vn để được tư vấn về phương pháp phẫu thuật độn cằm  tốt nhất hiện nay

0 nhận xét:

Đăng nhận xét